Tổng đài hỗ trợ khai báo y tế 18001119 đã được VNPT gấp rút triển khai thiết lập sau 24 giờ, theo sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ TT&TT nhằm thực hiện yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Ban chỉ đạo với hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang chiều ngày 16/5.
Thời điểm hiện tại, khi gọi đến tổng đài 18001119, ngoài việc được miễn cước, người dân sẽ được các tổng đài viên là tình nguyện viên hướng dẫn lựa chọn hình thức khai báo y tế phù hợp và nội dung khai báo cho xác thực nhất.
Tại cuộc họp trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc khai báo y tế đã có quy định, được triển khai ngay từ khi bắt đầu có dịch, với những người đi, đến trong vùng dịch, người vào bệnh viện, hành khách trên các chuyến bay, các đối tượng F2, F3.
Thực tế, cũng ngay trong giai đoạn đầu chống dịch Covid-19, chỉ sau một thời gian rất ngắn gấp rút phát triển của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, ngày 9/3/2020, hai ứng dụng hỗ trợ khai báo y tế gồm Vietnam Health Declaration (VHD) dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam và NCOVI dành cho người dân Việt Nam đã được Bộ Y tế và Bộ TT&TT cho ra mắt.
Việc khai báo y tế điện tử của người dân hiện có thể thực hiện qua trang tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, VHD, Bluezone. Các ứng dụng này, cùng nhiều giải pháp công nghệ “Make in Vietnam” khác đã và đang hỗ trợ tích cực công tác phòng chống Covid-19.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 16/5, việc khai báo y tế thời gian qua vẫn còn tồn tại như: quá trình thực hiện không nhất quán; việc khai báo y tế điện tử còn phức tạp; không có hệ thống kết nối liên thông, quản lý dữ liệu đã khai báo y tế; phải khai báo nhiều lần. Dẫn đến tình trạng một số người, dù không cố tình trốn tránh khai báo y tế, nhưng vì một hay nhiều lý do nêu trên, đã không hoàn thành trách nhiệm hết sức cần thiết của mình, gây hậu quả rất đáng tiếc, làm lây lan dịch trong cộng đồng.
Vì thế, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ TT&TT chỉ đạo nhà mạng, Tổ thông tin của Ban chỉ đạo quốc gia thiết lập, công bố số điện thoại đường dây nóng và tổ chức lực lượng tình nguyện viên kết hợp điện thoại viện để hỗ trợ người dân khai báo y tế một cách kịp thời, miễn phí, không để ách tắc.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, cơ quan: TT&TT, Y tế, Giao thông vận tải, Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẩn trương hoàn thiện các công cụ liên thông dữ liệu để bảo đảm thuận lợi nhất khi cần cập nhật, bổ sung thông tin đã khai báo y tế.
Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo các tỉnh, trước hết là Bắc Giang và Bắc Ninh bổ sung những đối tượng cần thiết khai báo y tế, như công nhân khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu chống dịch.
Vân Anh
Là 3 địa phương điểm nóng về dịch Covid-19, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội những ngày qua đều khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tăng cường họp online, thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
" alt=""/>Toàn dân Bắc Giang khai báo y tế điện tử hoặc gọi 18001119 để được hỗ trợHiện VNPT có khoảng 9,4 triệu thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến, tổng số thuê bao phát triển được trong năm 2009 gần như không đáng kể.
Nhà cung cấp dịch vụ đồng loạt kêu khó
Ông Vũ Thế Dương, Phó trưởng Ban Tiếp thị của VNPT cho biết, mới đây Bộ TT&TT đã điều chỉnh cước kết nối, song điều này không thực sự làm cho mạng điện thoại cố định “dễ thở hơn”. Trên thực tế, một cuộc điện thoại gọi từ mạng di động vào mạng cố định phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ cố định là 270 đồng cước kết nối. Nhưng cuộc gọi từ mạng cố định vào mạng di động thì lại phải trả cho nhà cung cấp di động là 415 đồng (trước đây là 425 đồng). Ông Vũ Tiến Dương cho biết, tình hình phát triển dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến hiện nay rất khó khăn. Thậm chí có thời điểm thuê bao phát triển mới và thuê bao rời mạng bằng nhau. Thực tế hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ cố định ngày càng giảm, trong khi đó việc chi phí cho dịch vụ này rất lớn. Vì vậy, có một nghịch lý đối với điện thoại cố định là nhiều khu vực càng phát triển càng lỗ. Ông Vũ Tiến Dương cho biết thêm, hiện doanh thu trung bình của mỗi thuê bao cố định giảm xuống còn khoảng 40.000 đồng/tháng. Trong khi đó, năm 2009 ngành điện lực tăng giá cột điện lên đến 8 lần khiến cho dịch vụ cố định lao đao.
“Nếu tính trung bình 1 km có khoảng 25 – 26 cột điện. Bình quân mỗi cột chi phí thấp nhất khoảng 20.000 đồng tiền thuê treo cáp/tháng. Như vậy, mỗi tháng sẽ mất khoảng hơn 500.000 đồng tiền thuê cột. Nếu chúng tôi chỉ phục vụ được cho 10 thuê bao ở khu vực này thì tiền thu từ dịch vụ cố định cũng chả đủ tiền thuê cột của điện lực. Tại một số vùng công ích dịch vụ điện thoại cố định cũng được nhà nước hỗ trợ, nhưng cũng không nhiều”, ông Vũ Tiến Dương nói.
" alt=""/>Điện thoại cố định trong cơn bĩ cựcNạn nhân là cháu B.V.P., 7 tuổi (trú tại thôn Nà Khà, xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang) vừa bị người cha chém 6 nhát dao, đang trong tình trạng rất nguy kịch.
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang cho biết, cháu P. nhập viện lúc 1h10 ngày 2/8 với nhiều vết thương sâu trên cơ thể như: các vết thương vùng gáy đứt hết cơ một bên, vỡ vai sau và mỏm ngang, thấu toác khớp vai.
Các y, bác sĩ đã khẩn trương mổ cấp cứu cho cháu. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, cháu P. đã được mổ và phục hồi các tổn thương.
![]() |
Cháu H. đang được cấp cứu tại bệnh viện |
Được biết, cha của cháu là anh B.V. H, 43 tuổi, một bệnh nhân bị tâm thần, đang được điều trị tại gia đình.
Sau khi chém con, anh H đã cắt cổ tự tử, khi người nhà đưa đến bệnh viện thì anh đã tử vong.
Nhị Tiến
" alt=""/>Tuyên Quang: Bố chém con nguy kịch